Phương thức bán hàng của một doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, họ cần thực hiện nhiệm vụ bán hàng để hàng hóa có thể tiếp cận đến người tiêu dùng. Cũng có thể nói rằng, việc bán hàng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy để không bị bỏ lại trong cuộc công nghiệp hóa 4.0 này thì doanh nghiệp của bạn cần cập nhật những phương thức bán hàng mới. Hãy cùng Cao Sang điểm qua một vài phương thức bán hàng phổ biến thời 4.0 nhé!
Khái niệm bán hàng là gì?
Bán hàng (Tiếng Anh: Selling) được coi là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường. Trong đó, bán hàng gồm một chuỗi các hoạt động và quan hệ, là quá trình nhân viên bán hàng của một doanh nghiệp tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng phát triển để đưa ra quyết định mua hàng.
Có thể nói, bán hàng là quá trình trao đổi giữa người bán và người mua, trong đó nhân viên bán hàng sẽ tìm hiểu nhu cầu, hành vi người tiêu dùng và và cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu của họ. Đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài, hợp tác cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Trước kia, hoạt động bán hàng thường mang tính thụ động và không có chiến lược lâu dài, có sự thúc ép khách hàng. Ngày nay, bán hàng theo hướng tư vấn, người bán hàng trở thành người tư vấn dài hạn. Điều này được thể hiện rõ trong cách tiếp cận khách hàng và tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”, luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng cái mà họ cần và hướng dẫn trợ giúp cho khách hàng. Luôn lắng nghe, quan sát khách hàng để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Bán hàng có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện tốt mục tiêu trung gian, đó là bán hàng. Chỉ khi bán được hàng thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi được vốn, thu lợi nhuận, thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Bán hàng trong kinh doanh là hoạt động cơ bản,có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và với nền kinh tế thị trường nói chung.
Các phương thức bán hàng phổ biến thời 4.0
1. Phương thức bán hàng truyền thống (hay còn gọi là bán hàng Offline)
Khi chưa có Internet, các doanh nghiệp bán lẻ chỉ biết đến hình thức BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, đưa đến kho, trưng ra cửa hàng. Khách đến cửa hàng, xem và thử hàng, quyết định mua hàng và thanh toán tiền.
2. Phương thức bán hàng Online
Đến khi Internet xuất hiện, các doanh nghiệp bán lẻ có thể BÁN HÀNG ONLINE bằng cách lập riêng cho mình một website bán hàng. Quá trình mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp diễn ra online. Khách hàng đặt hàng online mà không cần đến cửa hàng. Doanh nghiệp nhận và xử lý đơn hàng, xử lý giao hàng và thu tiền tận nơi.
3. Phương thức bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Khi các sàn thương mại điện tử bán lẻ (mô hình B2C, B2B) từ nước ngoài như Amazon, Alibaba, … hay từ Việt Nam như Lazada, Tiki, … xuất hiện, thì cũng là lúc các doanh nghiệp bán lẻ có thể hợp tác làm đối tác BÁN HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của họ … “Đối tác bán hàng chỉ cần gởi sản phẩm đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng (FBA) của Amazon. Mọi việc còn lại như lấy hàng, đóng gói, vận chuyển đến người mua ở bất cứ nơi nào trên thế giới đã có Amazon lo”, Amazon đã nói như thế với đối tác bán hàng Việt Nam.
4. Phương thức bán hàng đa kênh
Đến khi các mạng truyền thông xã hội (social media) như FaceBook, YouTube, Zalo … lấn sân sang hỗ trợ cả bán hàng nữa, thì doanh nghiệp bán lẻ cũng lấn sang BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OmniChannel Retailing – OCR) luôn, tức là bán hàng ở nhiều kênh (nhiều nơi) khác nhau như bán tại cửa hàng (bán hàng offline), bán trên website (bán hàng online), bán trên sàn thương mại điện tử, bán trên mạng truyền thông xã hội … Lúc này doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để đồng bộ sản phẩm trên các kênh, để thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, để giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm liền mạch dù ở bất cứ đâu offline, online, hay sàn hay FaceBook, YouTube, Zalo …
5. Phương thức bán hàng E-TAILING
Cũng có một xu hướng khác bán hàng online (hình thức 2) một chút, gọi là BÁN HÀNG E-TAILING (e-tailing = e-retailing = bán lẻ điện tử). Bán hàng E-Tailing cho phép khách hàng CÓ THỂ TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM TẠI CỬA HÀNG, chọn cho mình món ưng ý rồi mới lên website đặt mua. Hoặc ngược lại, khách hàng lựa mẫu mã online trước, sau đó ĐẾN CỬA HÀNG KIỂM TRA THỰC TẾ rồi mới thanh toán.
6. Phương thức bán hàng trên sàn E-TAILING
Sàn E-Tailing có chuỗi cửa hàng E-Tailing và kho trữ hàng ở khắp mọi nơi, các doanh nghiệp bán lẻ có mặt bằng phù hợp tiêu chuẩn thì có thể hợp tác làm đối tác BÁN HÀNG TRÊN SÀN E-TAILING. Khách hàng có thể đến cửa hàng gần nhất để trải nghiệm sản phẩm, rồi đặt hàng online, và nhận hàng từ kho gần địa chỉ nhận hàng nhất. Hoặc khách hàng có thể lựa mẫu mã online sau đó đến cửa hàng gần nhất để kiểm tra thực tế rồi mới thanh toán, nhận hàng từ kho gần địa chỉ nhận hàng nhất.
Tìm hiểu thêm nhiều dịch vụ của Cao Sang Event